- 31/10/2022
- 3,016
- 0
Say sóng khi đi vịnh phải làm sao?
- 18/11/2022
- 897
- 0
Mùa hè là mùa của những chuyến du lịch biển tràn đầy sự thú vị với những trải nghiệm mới mẻ. Sóng biển dạt dào, làn nước trong xanh làm dịu đi sự oi ả, nóng bức của mùa hè. Vì thế xu hướng du lịch biển, thuê tàu đi thăm vịnh đang được rất nhiều người lựa chọn. Họ coi những chuyến thăm thú vịnh, ngắm cảnh biển tươi đẹp như một cách giảm stress hiệu quả.
Biểu hiện say sóng khi đi tàu
Tuy nhiên một số người lại e ngại không dám đi vịnh vì chứng say sóng. Hoặc chuyến du lịch vịnh sẽ bị ảnh hưởng nếu tình trạng say sóng của họ quá nghiêm trọng. Vậy những triệu chứng say sóng như thế nào? Say sóng khi đi vịnh phải làm sao? Chúng ta cần làm gì để phòng ngừa chứng say sóng khi đi vịnh? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!
Một số triệu chứng say sóng thường gặp
Nếu các bạn muốn đi tàu thăm vịnh Hạ Long hay như nhiều vịnh khác thì phương tiện di chuyển duy nhất là tàu biển du lịch. Khi tàu chạy càng xa bờ thì những lớp sóng biển vỗ mạn tàu càng mạnh. Lúc này chứng say sóng bắt đầu xuất hiện. Đây là hệ quả của phản ứng phức tạp giữa các giác quan với sự chuyển động. Các bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng say sóng thường gặp như:
- Cảm giác buồn nôn ngay khi tàu chuyển động.
- Nôn sau khi tàu rời bờ một lúc.
- Da chuyển màu tái, trắng hơn bình thường, môi nhợt nhạt.
- Đau đầu, chóng mặt, cảm giác mọi thứ xung quanh đang quay cuồng, chuyển động.
- Sợ ăn, không muốn tiếp nhận bất cứ thứ gì vào dạ dày.
- Cảm giác gai gai sốt, lạnh tay chân.
Những triệu chứng này sẽ khiến các bạn vô cùng mệt mỏi, không thiết tha bất cứ điều gì. Tất cả sự hứng khởi, mong chờ khám phá vùng vịnh có cảnh sắc tươi đẹp, hùng vĩ đều tan biến hết. Thay vào đó là sự chán chường, mong chuyến đi vịnh nhanh kết thúc để trở về bờ. Tuy nhiên những triệu chứng này sẽ giảm bớt hoặc biến mất nếu các bạn biết các ngăn chặn kịp thời.
=> Xem thêm: Thuê tàu thăm Vịnh Hạ Long 4 tiếng và 6 tiếng
Say sóng khi đi vịnh thì phải làm sao?
Vậy khi say sóng thì chúng ta phải làm sao để giảm bớt các chiệu trứng và có thể tiếp tục cuộc hành trình:
Ăn nhẹ hoặc uống một tách trà để làm giảm bớt cảm giác buồn nôn. Các bạn nên ăn một chút hoa quả sấy khô và uống trà gừng hoặc trà bạc hà (nếu có). Hoa quả khô có tác dụng ngăn sự tiết dịch dạ dày, giảm triệu chứng buồn nôn hiệu quả. Trà gừng làm ấm bụng và ngăn chặn sự nôn ói khá hữu hiệu.
Giữ tinh thần thoải mái bằng cách nghe nhạc nhẹ, nhạc không lời hay nhạc thiền. Âm thanh du dương, nhẹ nhàng sẽ khiến tâm trạng của các bạn tốt hơn, cảm giác lao đao vì say sóng cũng giảm đi rất nhiều.
Xoa dầu cù là, dầu gừng hoặc dầu gió vào hai bên thái dương, gáy và lòng bàn chân, bàn tay. Điều này là rất cần thiết. Bởi chúng sẽ để làm ấm cơ thể, giảm triệu chứng gai người, ớn lạnh. Và với câu hỏi nên làm gì khi bị say sóng đi vịnh thì đây là điều AZgo Travel luôn khuyên quý khách hàng.
Làm gì khi bị say sóng?
Nên làm gì khi bị say sóng đi vịnh
Bấm huyệt: theo các chuyên gia y tế thì việc bấm huyệt tại một số vị trí trên cơ thể có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn chứng say sóng khi đi vịnh. Cách làm như sau: dùng ngón cái của bàn tay phải ấn huyệt cổ tay trái tại vị trí cách nếp cổ tay khoảng 5 cm. Ấn mạnh và giữ nguyên trong vài phút bạn sẽ cảm thấy chứng say sóng giảm đi rõ rệt. Thực hiện thao tác này tương tự với ngón cái của bàn tay trái và cổ tay phải.
Vận động cơ hàm liên tục để phân tán sự tập trung của não bộ, quên đi cảm giác nôn nao vì say sóng. Trong trường hợp này kẹo cao su cay, vị bạc hà chính là khắc tinh đặc trị chứng say sóng khi đi vịnh.
Nạp nhiều nước cho cơ thể như nước ép hoa quả ít chua, nước lọc ấm để làm giảm bớt cảm giác đau đầu, mất nước.
Chủ động điều chỉnh hơi thở: khi các bạn đang có triệu chứng say sóng thì việc thở gấp, thở nhanh, hơi thở dồn dập sẽ khiến tình trạng này càng xấu đi. Hãy hít sâu, thở chậm, điều chỉnh hơi thở nhịp nhàng để cơ thể các bạn ổn định hơn. Các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn cũng bị áp chế đáng kể.
Ngồi trên boong tàu để tận hưởng không khí trong lành, ngắm cảnh đất trời bao la. Nhưng các bạn nhớ kỹ đừng nhìn xuống dưới nhé. Từng lớp sóng vỗ sẽ khiến tình trạng say sóng của các bạn trầm trọng hơn.
Mẹo phòng ngừa say sóng khi đi vịnh
Thực ra say sóng không hề đáng sợ như các bạn tưởng. Những triệu chứng say sóng khi đi vịnh bằng tàu biển sẽ không xảy ra hoặc nhẹ bớt nếu các bạn biết tới một số mẹo nhỏ sau đây:
Xem trước dự báo thời tiết biển khi chuẩn bị đi vịnh:
Yếu tố thời tiết rất quan trọng đối với chuyến du lịch biển. Biển động, sóng lớn do thời tiết xấu dễ khiến các bạn bị say sóng nặng hơn. Vì thế các bạn hãy cân nhắc kỹ và lựa chọn ngày thời tiết đẹp, biển lặng để đi vịnh nhé!
Sử dụng thuốc hoặc miếng dán chống say:
Thời điểm thích hợp để các bạn uống thuốc chống say hoặc dùng miếng dán là 30 - 45 phút trước khi lên tàu đi vịnh. Các bạn nên ăn lót dạ một chút đồ ăn nhẹ, ít dầu mỡ, ít ngọt sau đó uống thuốc. Các bạn chú ý uống nhiều nước bởi các loại thuốc chống say thường gây mất nước, khô họng và miệng. Và đây là một trong những mẹo phòng ngừa say sóng được khá nhiều bạn áp dụng.
Dán cao chống say sóng khi đi thăm Vịnh
Tự điều chỉnh tâm trạng và ổn định tâm lý trước chuyến đi. Yếu tố tâm lý tác động mạnh tới chứng say sóng khi đi vịnh. Bởi lẽ đó các bạn hãy nhanh chóng gạt bỏ suy nghĩ rằng: “mình sẽ bị say sóng”. Hãy tự nhủ: ”chắc chắn mình không say sóng, không mệt mỏi” và tìm kiếm chủ đề nào đó để bàn luận cùng một người khỏe mạnh, không có triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi.
Tránh sử dụng các chất kích thích, đồ uống có ga, có cồn trước chuyến đi vịnh. Những loại đồ uống này dễ tác động tới hệ thần kinh và không tốt cho hệ tiêu hóa của các bạn.
Chọn vị trí ngồi thích hợp, chọn nơi có biên độ dao động tĩnh, không thay đổi quá nhiều. Các bạn nên chọn vị trí boong tàu, tránh ngồi ở đuôi tàu hay lan can. Không nên ngồi ở phía mũi tàu vì khi có gió to, sóng lớn thì biên độ giao động sẽ lớn dễ gây say sóng.
Tránh nhìn hay ngồi quá gần những người đang có triệu chứng say sóng. Các bạn rất dễ bị nôn hay choáng váng giống họ.
Không đọc sách, xem điện thoại, máy tính khi di chuyển bằng tàu đi vịnh. Mắt hoạt động liên tục và tập trung vào chữ số nhỏ dễ khiến các bạn bị chóng mặt, đầu óc mụ mị. Chứng say sóng rất dễ xuất hiện vào lúc này. Vì thế các bạn cần nhớ kỹ và tránh những điều này nhé.
Không nên ăn quá no và ăn đồ nhiều gia vị trước khi lên tàu đi vịnh. Bởi dạ dày chứa quá nhiều thức ăn sẽ dễ bị kích thích gây nôn ói khi tàu di chuyển. Đây là cách phòng ngừa chứng say sóng khá hiệu quả mà các bạn cần lưu ý kỹ nhé!
Trên đây là tất cả nội dung bài viết say sóng khi đi vịnh xử lý như thế nào? Vấn đề này không khó giải quyết và các bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa, ngăn chặn các triệu chứng say sóng với các mẹo nhỏ trên. Hãy gạt bỏ nỗi sợ say sóng và làm chủ chuyến du lịch vịnh của mình.
Chúc các bạn có những chuyến du lịch biển tuyệt vời và ý nghĩa bên cạnh người thân yêu! Để mỗi chuyến thăm vịnh Hạ Long nói riêng hay những chuyến đi biển nói chung không còn bị say sóng và nó sẽ để lại những kỷ niệm đáng nhớ trong ký ức của các bạn.
=> Xem thêm: Tàu thăm Vịnh Hạ Long 4 tiếng
- 18/12/2022
- 598
- 0
- 25/11/2022
- 851
- 0
- 31/10/2022
- 3,016
- 0
- 24/10/2022
- 1,763
- 0
- 22/10/2022
- 588
- 0
- 15/10/2022
- 2,566
- 0
- 13/10/2022
- 997
- 0
- 09/10/2022
- 1,186
- 0